SẢN PHẨM KHÁC

THI CÔNG ÉP CỌC

BÀI MỚI NHẤT

VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG

tháng 3 18, 2017
Hiện nay kinh tế đang có sự trổi dậy bức phá để đáp ứng được nhu cầu của từng vùng miền, kinh tế nên Công ty chúng tôi phát triển thêm dịch vụ vận chuyển để đáp ứng mọi khó khăn của khách hàng.
Công ty chúng tôi là một công năng động, sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, vận tải mặt hàng như: cọc bê tông, cừ ván bê tông, trụ điện, ống cống, ..
Chúng tôi đảm bảo sẽ đưa hàng của Quý khách đến nơi an toàn, đúng lịch trình.
Chúng tôi cam đoan rằng quyền lợi của Quý khách hàng luôn luôn được đảm bảo.



BÊ TÔNG IBS THI CÔNG ÉP CỌC

tháng 3 18, 2017

Quy trình ép cọc tại Công ty BÊ TÔNG IBS như sau:


1. Lập biện pháp thi công cọc

2. Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công

3. Kiểm tra vật liệu thi công cọc và cọc thương phẩm

4. Chuyên chở và sắp xếp cọc vào đúng vị trí

5. Tiến hành thi công cọc

6. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc

7. Hồ sơ nghiệm thu phần móng cọc


THAO TÁC ÉP CỌC ÂM

tháng 3 18, 2017
Trong quá trình ép cọc, khi ép cọc tới đoạn cuối cùng, ta phải có biện pháp đưa đầu cọc xuống một cốt âm nào đó so với cốt tự nhiên. Có thể dùng 2 phương pháp


Phương pháp 1: Dùng cọc phụ


Dùng một cọc BTCT phụ có chiều dài lớn hơn chiều cao từ đỉnh ọc trong đài đến mặt đất tự nhiên một đoạn (1 – 1,5m) để ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết.
Thao tác: Khi ép tới đoạn cuối cùng, ta hàn nối tiếp một đoạn cọc phụ dài ≥ 2,5m lên đầu cọc, đánh dấu lên thân cọc phụ chiều sâu cần ép xuống để khi ép các đầu cọc sẽ tương đối đều nhau, không xảy ra tình trạng nhấp nhô không bằng nhau, giúp thi công đập đầu cọc và liên kết với đài thuận lợi hơn. Để xác định độ sâu này cần dùng máy kinh vĩ đặt lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định cao trình thực tế của dầm thép với cốt ±0,00, tính toán để xác định được chiều sâu cần ép và đánh dấu lên thân cọc phụ (chiều sâu này thay đổi theo từng vị trí mặt đất của đài mà ta đặt dầm thép của máy ép cọc). Tiến hành thi công cọc phụ nhưn cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ
• Ưu điểm: không phải dùng cọc ép âm nhưng phải chế tạo thê số mét dài cọc BTCT làm cọc dẫn, thi công xong sẽ đập đi gây tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao.

Phương pháp 2: Phương pháp ép âm

Phương pháp này dùng một đoạn cọc dãn để ép cọc xuống cốt âm thiết kế sau đó lại rút cọc dẫn lên ép cho cọc khác, cấu tạo cọc ép âm do cán bộ thi công thiết kế và chế tạo.
• Cọc ép âm có thể là bằng BTCT hoặc thép
• Vì hành trình của pitông máy ép chỉ ép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,6 – 0,7m, do vậy chiều dài cọc được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thâm một đoạn 0,7m là hành trình pitông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ dàng hơn.
• Ưu điểm: Không phải dùng cọc phụ BTCT, hiệu quả kinh tế cao hơn, cọc dẫn lúc này trở thành cọc công cụ trong việc hạ cọc xuống cốt âm thiết kế.
• Nhược điểm: thao tác với cọc dẫn phải thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì cọc dẫn chỉ liên kết khớp tạm thời với đầu cọc chính (chụp mũ đầu cọc lên đầu cọc). Việc thi công những công trình có tầng hầm, độ sâu đáy đài lớn hơn thi công dẫn khó hơn, khi ép xong rút cọc lên khó khăn hơn, nhiều trường hợp cọc ép chính bị nghiêng.